Từ xa xưa, cách giáo dục gia đình truyền thống chính là “yêu cho roi cho vọt”, cha mẹ cho rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ trở lên ngoan ngoãn, nghe lời hơn. Cha mẹ không biết rằng, đánh mắng không những không làm trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình, mà còn làm cho trẻ có tâm lý sợ hãi, trở nên tự ti và nhút nhát.
Trong qua trình trưởng thành, trẻ có tránh khỏi phạm lỗi. Khi trẻ phạm lỗi, “trách phạt” là cách chọn lựa hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ. Ở một ý nghĩa nào đó, trách phạt đúng đắn là rất cần thiết giúp trẻ nhận ra, sửa chữa lỗi lầm và không tái phạm nữa. Nhưng nếu cha mẹ trách mắng trẻ quá nhiều thì sẽ có tác dụng ngược lại. Cách trừng phạt quá nặng của cha mẹ khiến trẻ luôn lo phạm lỗi và không dám nhận lỗi, từ đó càng trở lên nhút nhát, yếu đuối, không có chủ kiến, tự ti, luôn cho rằng mình kém cỏi hơn người khác, mất niềm tin vào bản thân.
Cha mẹ cần tôn trọng trẻ, không nên dùng quyền uy của cha mẹ để đánh mắng trẻ. Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng chúng cũng cần thể diện, cũng muốn được ngược khác tôn trọng. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thông minh nên tìm lúc thích hợp để dạy trẻ, để trẻ có dũng khí và dũng cảm nhận lỗi.
Trước khi phạt trẻ, cha mẹ nên giải thích nguyên nhân trẻ bị phạt. Trên cớ sở tôn trọng trẻ, cha mẹ không nên trách mắng, xỉ vả trẻ, đặc biệt ở chỗ đông người. Cố gắng không nên phạt trẻ quá nhiều, vì điều đó làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Cần giữ sự nhất quán giữa bố và mẹ khi phạt trẻ. Nếu trẻ tái phạm, nên phạt nặng hơn trước. Không nên bỏ qua cho trẻ khi tâm trạng bố mẹ đang vui cũng như không nên trách phạt trẻ khi cha mẹ đang tức giận.
Trong quá trình trưởng thành, trẻ có thể gặp phải rát nhiều lỗi lầm và thất bại do thiếu khả năng tư duy nên làm một số việc ngôc nghếch là điều hết sức tự nhiên. Vì vậy, cha mẹ cần có trách nhiệm giảng giải, phân tích cho trẻ biết cái gì không nên làm, cái gì nên làm. Trẻ luôn cần nhận được sự dạy dỗ và giúp đỡ từ cha mẹ.
Trong rất nhiều gia đình, cha mẹ thường trách mắng những khuyết điểm của còn vì cha mẹ cho rằng chỉ có chỉ ra khuyết điểm mới khiến con cái tiến bộ. Cha mẹ không biết rằng, tất cả mọi đứa trẻ khi bị trách mắng, phê bình đều cảm thấy chán ghét, nảy sinh tư tưởng chống đối. Điều cha mẹ nên làm là là biết cách khai thác ưu điểm ấy, khen ngợi chân thành và khằng định nó… đây chính là cách tốt nhất để sửa chữa khuyết điểm, bồi dưỡng lòng tự tin và dũng cảm cho trẻ.
Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng, đối với trẻ, khen ngợi càng nhiều thì ưu điểm càng nhiều, trách mắng càng nhiều thì tật xấu càng nhiều. Vì thế, cha mẹ cần có nghệ thuật phê bình và trách mắng con, để con tiến bộ hơn và phát triển xa hơn so với kỳ vọng của bạn.
Cha mẹ có thể thực hiện các cách sau:
Điều cần chú ý là, cho dù dùng cách phê bình nào, cha mẹ cũng cần tôn trọng trẻ. không nên dùng lời nói lăng mạ trẻ, xúc phạm trẻ, mà nhẹ nhàng phân tích, thuyết phục và hướng dẫn trẻ.
Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara là một trong những hệ thống chuyên giảng dạy Kỹ Năng Sống cần thiết cho trẻ. Sau 9 năm phát triển, Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara (tên gọi cũ iSmartKids) là thương hiệu hàng đầu về giáo dục kỹ năng sống chất lượng cao cho học sinh Việt Nam. Các khóa học tại CARA giúp học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng sống gắn liền với giáo dục giá trị sống, làm giàu kiến thức gắn với định hướng nghề nghiệp. Từ đó, học sinh có thể khắc phục được các nhược điểm, phát huy các ưu điểm; biết cách đối mặt và vượt qua những khó khăn trong từng độ tuổi; tự tin thiết lập và thực hiện mục tiêu học tập, mục tiêu cuộc sống trong thời đại toàn cầu hóa.
Giáo viên Dương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara