CÁCH SỐNG GỌN GÀNG, NGĂN NẮP CHO TRẺ
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”- đúng vậy, chỉ với những việc nhỏ, đơn giản trong chính ngôi nhà cũng sẽ giúp các con rèn luyện được về kỹ năng. Một trong những kỹ năng đơn giản và cần thiết đối với con là “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp”. Vậy, kỹ năng đó cần rèn luyện như thế nào và tác dụng của cách sống này đối với việc hình thành kỹ năng cho trẻ như thế nào?
- Lợi ích của việc dạy trẻ “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp”
- Dạy trẻ “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp” là một cách giúp con rèn luyện khả năng tự lập. Bố/mẹ hãy dạy con từ những việc đơn giản nhất trong gia đình như: quét nhà, gấp quần áo hay giúp bố mẹ rửa bát,… Khi được dạy và rèn luyện về cách làm các công việc đó thì bố/mẹ sẽ không cần lo lắng đến việc con không tự lập khi không có bố/mẹ ở bên.
- Dạy trẻ “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp” sẽ giúp các con có trách nhiệm hơn đối với bản thân và gia đình. Khi con biết cách sắp xếp đồ dùng một cách gọn gàng ngăn nắp con sẽ biết cách để bảo quản các đồ vật của mình. Việc rèn luyện cách sống gọn gàng, ngăn nắp giúp con có trách nhiệm hơn đối với gia đình, sẽ rèn luyện tính chủ động của con để giúp đỡ gia đình trong các công việc nhà.
- Dạy trẻ “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp” sẽ giúp con rèn luyện khả năng tư duy logic. Không phải chỉ riêng các hoạt động tư duy như tính toán hay học văn hóa mới giúp con rèn luyện khả năng tư duy logic. Ngay trong những hoạt động đơn giản thường ngày này cũng giúp con tập trung và tư duy logic hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ: con biết cách tư duy để sắp xếp đồ vật, con suy nghĩ logic trong từng hoạt động theo thứ tự,…
- Ngoài ra, việc dạy trẻ “Cách sống gọn gàng, ngăn nắp” cũng là một cách giúp trẻ rời xa các thiết bị điện tử và sẵn sàng chủ động tham gia trong các hoạt động
- Cách sống gọn gàng, ngăn nắp cho trẻ
Bố/mẹ là những tấm gương
Khi trẻ làm một việc mà bố/mẹ đưa ra có 3 trường hợp:
- Một là, con bắt chước hoặc làm theo yêu cầu của bố mẹ đưa ra. Khi đó, con sẽ thực hiện một cách chống đối, không vui hay “làm cho có”. Điều này sẽ khiến cho các con bị ỉ lại, phụ thuộc vào bố/mẹ rất nhiều
- Hai là, trẻ thực hiện vì đó là thói quen, tính cách của trẻ. Đối với những trẻ có tính cách ưa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp thì trẻ rất thích mọi vật xung quanh mình được gọn gàng. Vì vậy, đối với những trẻ có tính cách ưa gọn gàng sẽ không quá khó để khích lệ trẻ làm các công việc trong gia đình.
- Ba là, trẻ được bố/mẹ hướng dẫn công việc và làm rõ được lý do vì sao cần phải gọn gàng, ngăn nắp. Đối với những trẻ này, bố/mẹ sẽ mất một thời gian đầu để hướng dẫn con và tâm sự với con nhiều hơn về những việc con đã làm và lợi ích của việc đó. Ví dụ: Con gọn gàng sẽ giúp con tìm kiếm đồ vật nhanh hơn và làm ngôi nhà trở nên sạch đẹp hơn. Nếu con để đồ bừa bãi sẽ khiến đồ của con nhanh hỏng hơn và như vậy sẽ rất lãng phí,….
Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc
- Việc dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc là một cách giúp các con chủ động hơn trong việc làm các công việc.
- Ban đầu trẻ sẽ không biết cách xắp sếp đồ dùng sao cho gọn gàng, hợp lý. Vì vậy cần cha mẹ dạy con những cái mà cần thiết nhất. Ví dụ: đồ vật nào nên cất ở các vị trí thấp, nằm trong tầm với. Đồ vật không an toàn thì cần cất ở vị trí nào,…. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng tư duy logic.
- Bố/mẹ cần dạy con cách làm thế nào để đồ vật được gấp một cách gọn gàng nhất. Ví dụ: Hướng dẫn con gấp các loại quần áo có những bước nào, làm thế nào để gấp được chăn màn gọn gàng,….
- Trong quá trình dạy, bố/mẹ có thể làm việc này cùng con như một hoạt động vui chơi. Tuy nhiên, bố mẹ cần sử dụng ngữ điệu, giọng nói hay hành động nghiêm túc để con biết những điều nào là điều quan trọng. Nếu con không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, ba mẹ cần nghiêm khắc yêu cầu con làm lại để dần dần con tạo thành 1 thói quen. Khi con đã hiểu được gọn gàng là kỹ năng sống cần thiết cho trẻ thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy cha mẹ cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất đó là rèn kỹ năng cho con mình nhé.

Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc
Xung quanh cuộc sống hàng ngày của các con có rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều từ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi trẻ cần trải nghiệm và rèn luyện. TRong đó, hãy tạo ngay từ sớm cho trẻ trẻ thói quen tạo sự ngăn nắp
Vừa rồi là cách tạo thói quen gọn gàng, ngăn nắp và lợi ích mà điều này đem lại với trẻ. Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara là một trong những hệ thống chuyên giảng dạy Kỹ Năng Sống cần thiết cho trẻ. Sau 9 năm phát triển, Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara (tên gọi cũ iSmartKids) là thương hiệu hàng đầu về giáo dục kỹ năng sống chất lượng cao cho học sinh Việt Nam. Các khóa học tại CARA giúp học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng sống gắn liền với giáo dục giá trị sống, làm giàu kiến thức gắn với định hướng nghề nghiệp. Từ đó, học sinh có thể khắc phục được các nhược điểm, phát huy các ưu điểm; biết cách đối mặt và vượt qua những khó khăn trong từng độ tuổi; tự tin thiết lập và thực hiện mục tiêu học tập, mục tiêu cuộc sống trong thời đại toàn cầu hóa.
Giáo viên Hoàng Thị Bích Phương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara