Hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì?
Lý do khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và kỳ thị người đồng tính có thể xuất phát từ những định kiến và quan niệm cũ, dù người đồng tính không gây hại cho ai. Dù truyền thông tại Việt Nam đã trở nên cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBT, vẫn có nhiều người không ngần ngại công khai miệt thị và xúc phạm họ. Vậy bạn phải là người thuộc hội chứng sợ đồng tính không và hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì? Cùng iSmartKids lý giải chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Homophobia là gì? Hội chứng sợ đồng tính là gì?
Homophobia là hội chứng sợ đồng tính, bao gồm nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử vô lý đối với người đồng tính.
Homophobia có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm thái độ và niềm tin tiêu cực, ác cảm hoặc thành kiến đối với người song tính, đồng tính nữ và đồng tính nam. Những thái độ này thường dựa trên sự sợ hãi và hiểu lầm phi lý.
Chứng sợ đồng tính ở một số người có thể bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo bảo thủ. Họ có thể giữ quan điểm kỳ thị đồng tính nếu được cha mẹ và gia đình dạy dỗ theo hướng này.
Biểu hiện của hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì?
Homophobia có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm lời nói, hành động hoặc suy nghĩ. Những người kỳ thị hoặc sợ đồng tính thường có thái độ, niềm tin tiêu cực hoặc định kiến đối với đồng tính nữ, đồng tính nam hoặc song tính. Những quan điểm này thường xuất phát từ sự sợ hãi, hiểu lầm phi lý hoặc niềm tin tôn giáo bảo thủ.
Những người có thái độ kỳ thị hoặc sợ đồng tính thường có các biểu hiện sau:
- Tránh giao tiếp với những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+.
- Tự cho rằng mình tốt hơn người đồng tính.
- Bắt nạt, quấy rối, phân biệt đối xử với người đồng tính.
- Nghĩ rằng người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBTQIA+ nói chung sẽ không có kết cục tốt đẹp.
- Đưa ra những tuyên bố phiến diện về người đồng tính.
- Lo sợ rằng người đồng tính sẽ khiến người khác trở nên đồng tính theo.
Phân loại hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì?
Ghê sợ đồng tính của chính mình
Ghê sợ đồng tính nội tại (Internalized homophobia) là cảm giác ác cảm, xấu hổ và không chấp nhận xu hướng đồng tính của chính mình do ảnh hưởng từ định kiến xã hội.
Hiện tượng này là một dạng mâu thuẫn nhận thức, khi một người giữ hai niềm tin, giá trị và thái độ trái ngược nhau. Một mặt, họ cảm thấy hứng thú với người cùng giới. Mặt khác, họ lại muốn thích ứng với số đông và coi quan hệ nam nữ là chuẩn mực xã hội.
Ghê sợ đồng tính hợp lý hoá
Ghê sợ đồng tính hợp lý hoá (Rationalized homophobia) là một cơ chế phản ứng của não bộ khi gặp phải những gì được cho là sai lệch với lẽ thường. Hiện tượng này là một dạng mâu thuẫn nhận thức.
Các phán xét vô thức thường bắt nguồn từ cảm xúc hoặc những gì chúng ta đã được dạy, và thường liên quan đến sự ghét bỏ. Khi nhận thức của bạn về thực tế bị chi phối bởi cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ tạo nên thiên kiến nhận thức (cognitive bias).
Hậu quả của hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì?
Hội chứng sợ đồng tính là cơ sở của sự kỳ thị và có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng.
Trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên là những nhóm dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi sự kỳ thị. Hậu quả có thể bao gồm:
- Cản trở khả năng kết nối thân mật với người khác.
- Hạn chế giao tiếp với gia đình.
- Giảm khả năng tự thể hiện do bị ép buộc vào các vai trò giới cứng nhắc.
- Buộc phải thể hiện sai lệch về giới tính để chứng minh họ không phải là người đồng tính, dẫn đến hành vi bạo lực và lạm dụng chất kích thích, rượu bia.
- Gây ra sự cản trở đối với sự đa dạng.
Trong giai đoạn niên thiếu, cảm giác được chấp nhận và thuộc về một nhóm (gia đình, bạn bè) là rất quan trọng. Khi bị nhóm từ chối, cá nhân có thể gặp khó khăn trong việc thừa nhận bản thân, dẫn đến tự cô lập và loại trừ, góp phần vào môi trường phân biệt đối xử và bạo lực.
Làm sao để thoát khỏi hội chứng sợ đồng tính (homophobia)?
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính. Điều này giúp tăng hiểu biết về cộng đồng LGBT+ và giảm đi những nỗi sợ hãi không có căn cứ.
- Khuyến khích người đồng tính chia sẻ cảm xúc của mình, hỗ trợ họ trong việc chấp nhận bản thân và nhắc nhở rằng họ luôn có sự hỗ trợ từ gia đình và các chuyên gia.
- Hãy cởi mở trong đối thoại và không ngại tranh luận về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền con người.
- Mỗi cá nhân cần tự đặt câu hỏi và ý thức về những lời nói và hành động của mình đối với người đồng tính có thể gây tổn thương hay không. Tránh đùa cợt, bình phẩm kém duyên và cẩn trọng trong việc chọn đại từ nhân xưng khi giao tiếp với họ.
- Đồng tính là một thực tế của cuộc sống. Vì vậy, nên trò chuyện với gia đình về chủ đề này và thảo luận tại trường học cũng như trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức.
Phân biệt hội chứng sợ chuyển giới, song tính và đồng tính là gì?
Mặc dù chứng sợ chuyển giới, song tính và đồng tính có điểm tương đồng, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Cả người đồng tính và dị tính đều có thể mắc chứng sợ chuyển giới và song tính, và mọi người có thể sợ chuyển giới mà không cần phải là người đồng tính hoặc song tính.
Những người kỳ thị đồng tính thường sử dụng ngôn ngữ ác ý và bôi nhọ khi nói về người đồng tính nữ và đồng tính nam. Những người mắc chứng sợ song tính có thể cho rằng người song tính "chỉ muốn gây chú ý" hoặc là những kẻ lừa dối. Ở dạng cực đoan nhất, chứng sợ đồng tính và song tính có thể dẫn đến hành vi bắt nạt, lạm dụng và gây bạo lực đối với người đồng tính nữ, đồng tính nam và song tính.
Trên đây là những chia sẻ về hội chứng sợ đồng tính (homophobia) là gì, biểu hiện, hậu quả và cách khắc phục hội chứng sợ đồng tính. Hy vọng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về hội chứng này. Đừng quên theo dõi iSmartKids thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Eng breaking là gì? Liệu có HAY như quảng cáo
Phương pháp tự học tiếng anh Eng breaking là gì? Eng Breaking liệu có HAY như quảng cáo? Có thực sự hiệu...
Tác dụng của kẽm với trẻ em và khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ?
Phần lớn ba mẹ đều nghĩ rằng bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, nhưng thực tế không chỉ...
Trí thông minh của con di truyền từ ai nhiều hơn?
Trí thông minh của con di truyền từ ai nhiều hơn là câu hỏi nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng...
Collagen Úc loại nào tốt? Top 10 collagen Úc chất lượng và tốt nhất hiện nay
Collagen Úc được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến trên dây chuyền hiện đại, mang đến nhiều loại...
Bổ sung DHA cho bé khi nào tốt nhất? DHA cho bé loại nào tốt?
DHA giúp phát triển thị lực, tăng cường trí tuệ và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, nhiều phụ...
Vitamin tổng hợp Nature's Way có tốt không? Của nước nào?
Vitamin tổng hợp Nature's Way là sản phẩm chứa 23 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, được...

Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 và cách ghi nhớ đơn giản
Số La Mã là một kiểu số cổ, bắt nguồn từ thời La Mã. Khác với cách đếm bằng số 0, 1, 2, 3 như...

RazKids là gì? Cách tải RazKids trên máy tính và điện thoại
RazKids là gì? RazKids là một thư viện sách tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em, phân chia thành nhiều...

9 nữ thần sắc đẹp và tình yêu nổi tiếng trong thần thoại
Trong những câu chuyện thần thoại của nhiều nước trên thế giới, ngoài mấy vị thần tối cao thì lúc...

Tổng hợp các trò chơi gia đình hiểu nhau, vui nhộn và yêu thương
Trò chơi gia đình là một hình thức giải trí vui nhộn, tạo không gian gắn kết và yêu thương giữa các...

Sanrio là gì? Các nhân vật trong Sanrio
Sanrio là gì? Sanrio là thương hiệu nổi tiếng với các nhân vật hoạt hình dễ thương, thành lập ở Nhật...

Lợi ích và tác hại của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên
Mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Twitter,... ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang đến nhiều...
Bài xem nhiều
Bài viết mới