9 Tips dạy bé nhận biết các con vật: Khi nào phù hợp?
Dạy bé nhận biết các con vật giúp bé phát triển khả năng quan sát, nhận diện và phân biệt âm thanh và hình ảnh. Điều này cũng kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bé khi khám phá thế giới động vật xung quanh. Vậy khi nào nên dạy bé cách nhận biết các con vật? Hãy cùng iSmartKids giải đáp thắc mắc cũng như tham khảo các cách để dạy bé nhận biết các con vật nhé!
Khi nào nên dạy bé nhận biết các con vật?
Các bé có thể bắt đầu học về con vật từ khi 1 tuổi. Dạy bé về các con vật có thể chia thành 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: 1-3 tuổi
Lúc này là thời điểm tuyệt vời để mẹ dạy bé về các con vật. Bé sẽ học được tên gọi của con vật và cách chúng kêu. Ví dụ, bé 1 tuổi có thể biết con vịt kêu "quạc quạc", con mèo kêu "meo meo", con chó sủa "gâu gâu", nếu mẹ dạy cho bé. Lúc này, bé nhớ rất tốt, nên mẹ chú ý dạy cho bé nhé.
Giai đoạn 2: 3-5 tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã hiểu biết cơ bản về các con vật rồi. Ba mẹ chỉ cần giúp bé hiểu thêm về chúng. Ba mẹ có thể kể những câu chuyện về các con vật để làm nổi bật đặc điểm của chúng. Ví dụ như chú chó biết giữ nhà cho chủ, chú cá heo cứu người, hay chú mèo giỏi bắt chuột,…
Dạy bé nhận biết các con vật bằng hình ảnh
Để dạy bé nhận biết các con vật bằng hình ảnh, bạn nên dùng hình ảnh rõ ràng và màu sắc bắt mắt. Hãy bắt đầu bằng cách giới thiệu từng con vật một, chẳng hạn như "Con mèo" với hình ảnh và tên gọi của nó.
Khi bé đã quen với từng con vật, bạn có thể chơi trò chơi kết hợp, như yêu cầu bé chọn đúng hình ảnh khi bạn đọc tên con vật. Sử dụng sách tranh hoặc thẻ học với hình ảnh các con vật cũng giúp bé học nhanh và nhớ lâu hơn.
Dạy bé nhận biết các con vật qua tiếng kêu
Dạy bé nhận biết các con vật qua tiếng kêu vừa vui vừa hiệu quả. Bạn có thể bắt đầu bằng cách phát âm thanh của các con vật như chó sủa, mèo meo, bò kêu hay gà gáy qua loa hoặc ứng dụng giáo dục. Kết hợp âm thanh với hình ảnh con vật sẽ giúp bé liên kết tiếng kêu với hình dáng của chúng.
Bạn cũng có thể tạo những trò chơi vui, như khi phát âm thanh, yêu cầu bé chọn đúng hình ảnh hoặc mô tả con vật đó. Cách này không chỉ giúp bé nhận diện các con vật mà còn phát triển khả năng nghe và phản ứng nhanh chóng.
Đọc truyện, sách để dạy bé nhận biết các con vật
Đọc truyện trước khi đi ngủ là hoạt động yêu thích của trẻ. Ba mẹ có thể chọn những cuốn sách về con vật để dạy bé nhận biết các con vật. Truyện có mô tả rõ đặc điểm con vật sẽ giúp bé hiểu thêm về chúng và cả tính cách của từng loài.
Ba mẹ cũng có thể giả tiếng kêu của các con vật để bé hình dung rõ hơn. Khi đọc sách, giải thích tại sao một số loài có thể làm thú cưng còn số khác sống ngoài tự nhiên cũng rất hữu ích. Bé sẽ càng thích khám phá sách hơn khi ba mẹ kiên nhẫn đọc sách cùng bé thường xuyên.
Dạy bé nhận biết các con vật qua tô màu hoặc làm đồ thủ
Bạn có thể tìm và in tranh các loài động vật từ internet để bé tô màu. Khi bé tô, bạn có thể nói chuyện với bé về từng con vật và dạy bé nhận biết các con vật. Hãy nghĩ ra vài câu hỏi đơn giản để hỏi bé, chẳng hạn như: bé đang tô con gì, con vật này sống ở đâu, nó ăn gì, nó kêu thế nào, có an toàn không khi chúng ta chạm vào nó.
Cùng bé hát những bài hát về con vật
Trẻ nhỏ luôn thích những bài hát vui nhộn. May mắn là có nhiều bài hát hay về loài vật, giúp ba mẹ dễ dàng dạy bé nhận biết các con vật.
Qua các bài hát, bé sẽ học được các hành động của con vật, như gà gáy ò ó o và thường vươn cổ gáy vào buổi sáng, hay vịt bơi dưới nước và kêu quạc quạc,...
Hãy cùng bé hát những bài hát về con vật để việc học trở nên vui vẻ. Thậm chí, bạn có thể cùng bé sáng tác một bài hát mới về con vật mà bé thích, để bé hứng thú và nhớ lâu hơn.
Dạy bé nhận biết các con vật bằng việc nuôi thú cưng
Nếu gia đình có điều kiện, nuôi thú cưng là cách nhanh nhất để dạy dạy bé nhận biết các con vật. Bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với con vật và dễ dàng gần gũi với chúng. Bạn có thể nuôi một chú mèo dễ thương hoặc một chú cún con.
Bé sẽ hiểu thêm về đặc điểm và thói quen của chúng qua sinh hoạt hàng ngày, như chó mèo ăn uống thế nào, phản ứng ra sao khi được gọi, và chúng làm gì trong ngày.
Dạy bé nhận biết các con vật qua flashcard hoặc mô hình
Nhiều phụ huynh thích dùng flashcard để dạy bé nhận biết các con vật vì ba mẹ có thể giới thiệu hình dáng và tập tính của bất kỳ động vật nào. Mỗi thẻ đều có hình ảnh rõ nét và màu sắc nổi bật. Chơi flashcard rất đơn giản, chỉ cần lật thẻ và đọc tên con vật. Yếu tố bất ngờ khi chơi cũng làm bé thêm thích thú.
Ngoài flashcard, mô hình động vật cũng là cách hay để dạy bé nhận biết con vật. Mô hình giúp bé cảm nhận chân thật khi cầm nắm và xem xét các chi tiết. Một số mô hình còn phát ra âm thanh, giúp bé nhận biết các loài động vật tốt hơn.
Đi sở thú, công viên hoặc trang trại chăn nuôi để dạy bé nhận biết các con vật
Đưa bé đến sở thú, công viên, hoặc trang trại là cách tuyệt vời để dạy bé nhận biết các con vật. Bé có thể thấy sự khác biệt về kích thước và tập tính của các loài động vật một cách chân thực. Nhìn thấy con vật thật cũng giúp bé phát triển khả năng nhận biết màu sắc và liên tưởng.
Bạn có thể đặt ra những câu đố vui để bé nhớ lâu hơn. Khi bé trả lời đúng, hãy thưởng cho bé bằng cái ôm, lời khen hay vỗ tay để động viên. Đây không chỉ là cơ hội học tập mà còn là dịp cả gia đình tận hưởng không khí trong lành, vui chơi ngoài trời, giúp bé năng động hơn thay vì chỉ dán mắt vào sách vở hay màn hình điện thoại.
Xem chương trình thế giới động vật để dạy bé nhận biết các con vật
Mở các kênh YouTube về động vật cho bé cũng là cách hay để dạy bé nhận biết các con vật. Bé thường rất thích xem hoạt hình, nên bé sẽ nhanh chóng hiểu các đặc điểm của các loài động vật.
Một ví dụ điển hình là bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Tom và Jerry”. Sau khi xem phim này, bé sẽ biết mèo có đuôi dài, bốn chân và thường đuổi bắt chuột, còn chuột thì nhỏ, nhanh nhẹn và rất sợ mèo.
Vậy là iSmartKids đã cùng bạn giải đáp thắc mắc giai đoạn nào nên dạy bé nhận biết các con vật cũng như 9 tips dạy bé nhận biết con các con vật. Hãy theo dõi iSmartKids thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy bé nhé!
Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]
“Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một bài thơ rất giản dị và ấm áp. Tiếng gà trưa chính...
Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?
Not yet là một trong những từ vựng Tiếng Anh được sử dụng phổ biến, thường được dùng như 1 câu...
Sự vật là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về từ chỉ sự vật
Tiếng Việt có rất nhiều từ và nghĩa khác nhau, những từ chỉ sự vật là một phần quan trọng mà các...
10+ trò chơi trí tuệ cho bé phát triển tư duy vượt bậc
Trò chơi trí tuệ cho bé có mục tiêu chính là giúp trẻ cải thiện khả năng tư duy, phát triển nhận thức,...
Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh
Biển báo giao thông bằng tiếng Anh không chỉ giúp các bé mở rộng vốn từ tiếng Anh, mà còn hiểu rõ...
Động từ bất quy tắc thường gặp trong tiếng Anh và các đề thi
Động từ bất quy tắc thường gặp trong các bài tập, đề kiểm tra và kỳ thi tiếng Anh. Đó còn là một...

Not yet là là gì? Cách sử dụng và ví dụ về not yet là gì?
Not yet là một trong những từ vựng Tiếng Anh được sử dụng phổ biến, thường được dùng như 1 câu...
![Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ] Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]](uploads/news/a_1186654309_tienggatrua.jpg)
Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh [Nội dung + Cảm nhận bài thơ]
“Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một bài thơ rất giản dị và ấm áp. Tiếng gà trưa chính...

FasTracKids là gì? Có nên cho trẻ học tại FasTracKids không?
FasTracKids giúp trẻ phát triển khả năng tự lập, sáng tạo trong quá trình học tập và giao tiếp hiệu...

Những tên biển báo giao thông bằng tiếng Anh
Biển báo giao thông bằng tiếng Anh không chỉ giúp các bé mở rộng vốn từ tiếng Anh, mà còn hiểu rõ...

Top 10 khóa học kỹ năng sống cho trẻ em uy tín nhất hiện nay
Khi tham gia khóa học kỹ năng sống cho trẻ, bé sẽ dần quen với kiến thức mới, học được những kỹ...

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? Ví dụ về giáo dục STEM ở tiểu học
Giáo dục STEM ở tiểu học giúp các em tiếp cận với kiến thức mới một cách sớm, phù hợp với thời...
Bài xem nhiều
Bài viết mới