Các chuyên gia và nhà giáo dục nói gì

“Tại sao lại khó có thể làm cho người ta hiểu được tầm quan trọng về những năm đầu đời của trẻ đến thế? Trước hết, do chúng ta cho rằng trẻ chưa biết tư duy cho đến khi 5 hoặc 7 tuổi. Hơn nữa, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng các chương trình thiết kế cho trẻ em dưới 5 tuổi chỉ là để “trông trẻ”. Thậm chí vẫn có một quan niệm cho rằng “trẻ em chỉ cần được chăm sóc chứ không cần được lắng nghe“.

Jan Bushing – Trưởng khoa sư phạm Đại Học Tennessee

Chuyên gia giáo dục nổi tiếng và là tác giả của bộ sách “Teaching with the Brain in Mind”, người đã chỉ ra được sự liên kết quan trọng giữa sự phát triển của não bộ và quá trình tiếp thu kiến thức.

 

“Bây giờ thì người ta tin rằng môi trường có thể ảnh hưởng đến bạn…Bạn không thể biến một người có chỉ số thông minh 70 thành một người có chỉ số thông minh 150, nhưng bạn có thể thay đổi chỉ số thông minh của họ bằng nhiều cách, có thể lên tới 20 điểm, tùy vào môi trường…”

Frederick Goodwin (Kontulak, 1996)
Nguyên giám đốc Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần.

“Từ khi còn là bào thai cho đến khi 4 tuổi, trẻ em phát triển 50% trí thông minh, từ 4 đến 8 tuổi, phát triển thêm 30% nữa…Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển nhanh chóng về trí thông minh của trẻ vào những năm đầu đời…”

Dr. Benjamin Bloom – Giáo sư Đại học Chicago
Chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển tri thức và tâm lý giáo dục.
Tác giả cuốn sách gây tiếng vang lớn: “Taxonomy of Educational Objectives“, 1956.

“Trí thông minh không phải là những gì mà người ta có thể nhìn thấy hoặc đo đếm được. Tuy vậy, chúng đầy tiềm năng và có thể ước đoán được. Những nơron thần kinh họat động hoặc không hoạt động nữa sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng nền văn hóa, vào quyết định của từng cá nhân, gia đình, giáo viên của họ hoặc những yếu tố khác nữa…”

Howard Gardner
Tác giả bộ sách “Frames of Mind” 1980
Giáo sư trường Đại học Havard, rất nổi tiếng với thuyết “Multiple Intelligence (MI)”.

“Giai đoạn phát cảm là giai đoạn trẻ dễ dàng phát triển dưới những tác động giáo dục. Chọn chương trình giáo dục tác động thích hợp đến các giác quan đang rất nhạy cảm của trẻ từ 3 -> 10 tuổi sẽ đem lại những hiệu quả phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ phát triển tối đa các chỉ số IQ , CQ , EQ thông qua những chương trình giáo dục hiện đại, để có thể chuẩn bị bước đi vững chắc cho tương lai là những gì hơn cả sự mong đợi của những bậc cha mẹ và cả những nhà giáo dục”.

Huỳnh Văn Sơn – Tiến sĩ tâm lý học
Tác giả bộ sách “Trò chơi phát triển trí tuệ”
Trưởng bộ môn Tâm lý học tại Đại Học Sư Phạm Tp. HCM, chuyên gia tư vấn tâm lý giáo dục.